Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

Hội An và Kế Hoạch Của Add

Chào mừng các tình yêu đến với blog phố cổ của add nhé !
Add tự giới thiệu bản thân add chút nhé "màu mè hoa lá he í mà học đòi tuổi teen í hihihih":
Họ Tên ; Vũ Lại Quỳnh Xuân
Nick Name : Teresa_Vu
Ngày Sinh : 25/09
Add tí tớn nè  (^_^)*
Sở Thích : nghe nhạc rock "Gothic metal or Symphonic Metal nhé hihihi",thích đọc chuyện tiểu thuyết,sách ,noi chung là thích đọc sách í, thích chơi đàn piano "có học nhưng chơi còn gà lắm (^_^)",thích chụp ảnh "sách máy ảnh đi chụp tùm lum,chụp không ra gì nhưng vẫn rất thích chụp ảnh hihihih nhưng từ khi bị mất máy ảnh thì không thường xuyên đi chụp nữa ... hjxhxjx bùn...".
Ban Nhạc và Ca Sĩ Yêu Thích : Within Temptation,Nightwish,Kamelot,Steet Heart, Tarja,Helloweer.
Màu Sắc Yêu Thích : Màu đen và đỏ hihihih.

Thôi nhé một chút về add thế là đủ rồi nhé !!! các tình yêu.Bây giờ thì vào vấn đề chính nè.
Chẳng biết các tình yêu nghĩ chi về phố cổ Hội An nhỉ? Add thì add thích phố cổ Hội An ngay từ khi add chưa hề đến đó ah, vì không có bạn bè gì nhiều nên add hay ngồi ôm máy tính hàng ngày,hàng tuần và thậm chí là hàng tháng luôn ah.Đừng hỏi add ôm máy tính là gì nhá? cái này dường như là thói quen hằng ngày rồi đó,ngày nào mà không ngồi máy tính là add nhớ nó lắm ah hihihih.
Một ngày add không gặp người yêu add thì được chứ,một ngày mà không mở cái cấm pú tờ của add lên là add khó chịu lắm rồi ah.Cũng vì ngồi ôm cái cầm pú tờ mỗi ngày đó mà add yêu cái thành phố Hội An lắm đó nha cả nhà , ngày nào add cung ôm máy tính,làm việc cả,công việc của add thì khôn thể thiếu cái máy tính được đâu cả nhà ah hihih,làm việc,giải trí tất cả đều bằng cái máy tính của add hết đó.Lúc nào làm thì làm không làm nữa thì lại onl FB,Yahoo tám chuyện với bạn bè.Bạn bè của add rất nhiều những tâm hồn nghệ sĩ,yêu thiên nhiên,cảnh đẹp và cùng chung một đam mê với add là chụp hình đó các tình yêu.Đó là lý do tại sao mà tối ngày add có mặt chơi bời lang thang cùng với Fb hihih vì trên Fb add sẽ được xem nhiều ảnh đẹp từ các anh, chị, bạn bè add những người đam mê nhiếp ảnh.
Bây giờ thì tiếp cái câu nói tại sao add lại mê cái Phố Cổ Hội An nhé.Thật ra thì cũng chẳng có gì là đặc biệt đâu,chỉ là tối ngày cứ fb xem hình rồi thì thấy mấy anh chị đi du lịch chụp hình Hội An thế là add thích và bắt đầi tò mò về Hội An.Không có cái gì mà cản nối khi mình đã thích một cái gì đúng không cả nhà (^_^) add cũng thế ah hihih.Add quyết định rủ bạn bè làm 1 chuyến phượt đến với Phố Cổ Hội An ,hjxhxjxhj nhưng buồn thay là không ai chịu đi với add,năn nỉ 1 hồi không ai chịu đi, ghét quá cơ,tức quá cơ thế là add đưa ra một quyết định rất là bực bội "chúng mày không đi hả? tao đi một mình buồn lắm thôi mà đi đi " chơi luôn cái chiêu năn nỉ mà có ai thèm đi đâu,ghét ghê vậy đó,buồn thúi cả ruột,vì add đang rất muốn đi mà bạn bè lại ỉu xìu như con cá chết thế là nhụt chú anh hùng,quyết định thui ở nhà không đi nữa.
đây là lúc add chăm chỉ cho kế hoạch nè hihihihih

Hjxhxjhxj bùn lắm áh nằm mãi không ngủ được,lại online, lại fb, tiếp tục xem hình, ôi sao mà cái Hội An nó cứ luẫn quẩn trong đầu add ah,khó chịu lắm ah.múm đi mà lại không đi được chỉ vì lý do không ai đi cùng,ngớ ngẩn quá phải không,lý do tào lao quá ........... nghĩ hoài nghĩ mãi đứa ra một quyết định "mấy người không đi cùng thì add ta sẽ đi 1 mình thấy mà ghét", xong quyết định đã đặt ra,bây giờ thì phải làm ngay không thì có mà quyết định nó nguội mất.Làm gì trước ?lại hỏi bác google về Hội An,đường đi,cách đi,đi bằng gì,chi phí nhà ờ,ăn uống .....vv các thứ linh tinh dành cho 1 chuyến phượt 1 mình,hỏi xong ghi chép lại vào 1 quyển sổ rồi đặt vé xe,tiếp tục Fb hỏi yế kiến các tiền bối đã từng đến Hội An, hỏi xong ghi chép tiếp .... cái gì rồi cũng xong bây giờ là chỉ còn xin thêm chút viện trợ từ ngân hàng Mama là lên đường thôi,sáng mai ngủ dậy sẽ làm vài chiêu cũ để xin ngân hàng Mama suất cho chút chi phí thế nào ngân hàng Mama chả suất cho add chút chi phí hihihhihihih,thế là kế hoạch đã xong......Ôi thì add là add yêu chính add lắm ah,add yêu luôn cả cái kế hoạch của add ah hihihihih.

P/S  Cả nhà ui lên đường phượt Hội An khám phá phố cổ cùng add nào hihihihih (^_^)*.

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012

Lịch Sử Phố Cổ



  
Hội An cách thành phố Đà Nẵng hoảng 25  về phía   Km về phía đông-nam, nằm trên bờ bắc Sài Giang (còn Giang (còn gọi là sông Chợ Củi-vùng hạ lưu sông Thu Bồn), nơi nhiều con sông lớn của Quảng Nam hội tụ và đổ ra biển Đông ở Cửa Đại. Vùng đất này có nhiều bến sông, là nơi thuận tiện vận chuyển và tập trung các loại sản vật của đất Quảng để trao đổi, buôn bán với các nơi khác bằng đường thuỷ. Theo các nhà khảo cổ học, cách nay khoảng 2000 năm đã có một cảng thị sơ khai ở vùng đất Hội An, nhiều di vật được tìm thấy trong các mộ chum và khu cư trú cổ của người Sa Huỳnh, cho thấy dân cư ở đây đã có quan hệ mua bán trao đổi với các nơi khác trong vùng Đông Nam Á từ lâu đời. Dần dần cảng thị này phát triển thành Đại Chiêm Hải Khẩu dưới thời vương quốc Champa, kết quả khảo sát, khai quật khảo cổ học cho thấy dấu vết các bến thuyền của Chiêm cảng xưa còn để lại ở hai bên bờ hạ lưu sông Thu Bồn.


Đến đầu thế kỷ XIX, Hội An vẫn còn là nơi buôn bán tấp nập, sách Quốc Triều chánh biên của Quốc sử quán triều Nguyễn ghi: "...Cửa Đại Chiêm thuyền bè xum họp, chợ phố Hội An hàng hóa nhóm đầy, thực là nơi đô hội lớn...".


Nếu so sánh với một số đô thị và thương cảng cổ của Việt Nam, thì Hội An không phải là cổ xưa nhất, về quy mô cũng không phải là lớn nhất, thời gian thịnh đạt của nó chỉ khoảng hơn 2 thế kỷ, nhưng trong quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa, Hội An đã hình thành một sắc thái riêng: vừa có những nét chung của một đô thị - thương cảng cổ Việt Nam, vừa có những nét riêng biệt độc đáo, thể hiện qua phong tục tập quán, kiến trúc điêu khắc. Đặc biệt là dù trải qua bao biến đổi của lịch sử, sự tàn phá của thiên nhiên và chiến tranh, vẫn không làm mất đi dáng vẻ của một đô thị - thương cảng cổ, vẫn còn đó những bến tàu, đình, chùa, hội quán, nhà ở...hợp thành một quần thể kiến trúc cổ tương đối nguyên vẹn ở Hội An.

+ Nhà ở: Trong các loại hình kiến trúc tại Hội An, trước hết phải nói đến nhà ở, là những đơn vị cơ bản để hình thành một đô thị. Có 2 dạng nhà phổ biến là "Nhà Phố" và "Nhà Rường".
- Nhà Phố: Nằm san sát nhau thành từng dãy dài, chiều ngang mỗi ngôi nhà chỉ 5-6m, nhưng chiều sâu có thể lên đến 30-40m, phần lớn những ngôi nhà này phân bố ở các trục đường Trần Phú, Nguyễn Thái học, Bạch Đằng, Nguyễn Thị Minh Khai,...hình thành nên khu phố cổ.
Mặt bằng Nhà phố được chia thành 2 phần: phía trước dùng làm nơi buôn bán, giao dịch, phía sau là nơi ở và kho chứa hàng, sân sau có cổng thông ra ngoài . Kết cấu nhà khung gỗ, có từ 2 đến 4 gian, bộ vì kèo thông thường theo kiểu "chồng rường giả thủ" và "cột trốn kẽ chuyền", mái lợp ngói âm dương, tường được xây bằng gạch nhưng ở 2 bên tường vẫn có vách gỗ. Nhà xây cao nhất là 2 tầng hoặc một tầng có gác lửng, cửa ra vào các ngôi nhà cổ ở Hội An đều có gắn bộ phận "Mắt cửa", đó là phần chốt gỗ được chạm trổ những hình Bát quái; hoa 8 cánh có nhụy là vòng tròn lưỡng nghi..."Mắt cửa" là một nét độc đáo của nghệ thuật Hội An.


- Nhà rường: phân bố rải rác ở các vùng lân cận khu phố cổ (ở các xã Cẩm Châu, Cẩm Nam, Cẩm Hà...), về mặt bằng, kết cấu bộ khung gỗ giống như các ngôi nhà cổ truyền khác của Việt Nam. Nhà 3 gian 2 chái hoặc 1 gian 2 chái, phía trước là sân rộng, xung quanh có vườn cây.

+ Nhà thờ tộc: có mặt bằng hình chữ nhật, với 3 gian 2 chái hoặc 5 gian 2 chái. Bộ khung gỗ của ngôi nhà kết cấu kiểu nhà rường, vì kèo chủ yếu là "cột trốn kẽ chuyền" có nơi kết hợp thêm "chồng rường giả thủ". Tuy về kết cấu và mặt bằng giống như nhà để ở, nhưng nội thất nhà thờ tộc bài trí bàn thờ ở cả 3 gian chính. Trong số các nhà thờ tộc ở Hội An có thể kể đến nhà thờ tộc Nguyễn ở Cẩm Hà, tộc Trần Thanh ở Cẩm phô, tộc Trần ở đường Lê Lợi, tộc Trương ở đường Phan Châu Trinh, tộc Phạm ở đường Trần Phú...Các nhà thờ tộc ở Hội An đều có nguồn gốc xây dựng từ lâu đời, nhưng qua nhiều lần tu sửa hoặc xây lại, các công trình tồn tại đến nay có niên đại khoảng thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX.

+ Đình: Phần lớn các ngôi đình ở Hội An là nơi thờ Tiền hiền, có nơi kết hợp thờ Thành Hoàng và Tiền hiền. Đình được xây dựng trong khu dân cư, phía trước thường có sông hoặc lạch nước. Đình có mặt bằng hình chữ nhật, kết cấu khung gỗ, mái lợp ngói âm dương, trên bờ đắp nổi hình "lưỡng long tranh châu" hoặc "song phụng triều nguyệt".

- Đình Xuân Mỹ: là ngôi đình có niên đại sớm nhất ở Hội An, theo tấm bia của đình và một số văn tự, địa bạ của làng Xuân Mỹ có thể biết được đình được xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ XVII, được trùng tu nhiều lần nhưng vẫn giữ được những nét truyền thống của đình cổ Việt Nam. Đình thờ Thành Hoàng bổn xứ và Tiền hiền như phái tộc trong làng.


- Đình Ông Voi: (Hội An đình) Căn cứ vào các di vật của đình, có thể xác định đây là đình làng Hội An, một trong những ngôi đình xuất hiện sớm trong vùng, chưa rõ năm xây dựng, chỉ biết đình được trùng tu vào năm Đinh Mùi, triều vua Thành Thái (1970).

- Đình Cẩm Phô: được xây dựng rất sớm nhưng chưa rõ niên đại, năm trùng tu sớm nhất là 1818 (Gia Long thứ 17). Phía trước chính điện là tiền đình (phương đình) có 4 mái, mỗi đầu kèo chạm hình lồng đèn, chính điện có 5 gian. Trước đây thờ Bà Đại Càn và các vị thần sông nước, về sau kết hợp thờ Tiền hiền của làng.
- Đình Tiền hiền Cẩm Kim: gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của làng mộc Kim Bồng, được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVI, đình được trùng tu nhiều lần. Các cấu kiện gỗ trong công trình được chạm trổ tinh tế bởi tài năng của các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng.

+ Chùa: Hội An là một trung tâm Phật giáo lớn ở miền Trung. Đa số các chùa ở Hội An thuộc dòng Lâm Tế của Tịnh Độ Tông, từ Trung Hoa truyền sang vào thế kỷ XVII.
- Chùa Chúc Thánh: nằm ở xã Cẩm Hà. Chùa có bố cục mặt bằng kiểu "Tiền công hậu quốc", là sự kết hợp hài hòa hai phong cách kiến trúc Việt Nam và Trung Hoa, với nhiều đồ án trang trí được chạm trổ công phu. Thiền sư Minh Hải thuộc dòng Phật giáo Lâm Tế đã dựng ngôi chùa vào năm 1684, ban đầu chỉ là một thảo am đơn giản, về sau các đệ tử của ông đã xây dựng lại bề thế cho phù hợp với vị trí là chùa Tổ của một môn phái. Quanh chùa có 16 ngôi mộ tháp của các vị Trụ trì đã viên tịch, nổi bật là ngôi bảo tháp của tổ sư Minh Hải.

- Chùa Vạn Đức: nằm ở thôn 2 xã Cẩm Hà, Ban đầu ngôi chùa chỉ là một thảo am tranh tre, do thiền sư Minh Lượng trụ trì, được dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVII (Sư Minh Lượng là đệ tử đời thứ 33 của dòng Lâm Tế, sư đệ của thiền sư Minh Hải). Ngôi chùa được mở rộng và xây dựng bằng vôi gạch vào đầu thế kỷ XVIII, đã qua nhiều lần trùng tu nhưng ngôi chùa vẫn giữ vẻ trang nghiêm cổ kính.
- Chùa Phước Lâm: thuộc thôn 2 xã Cẩm Hà. Chùa được xây dựng vào đầu thế kỷ XVIII, do thiền sư Minh giác - đệ tử đời thứ 35 dòng Lâm Tế làm trụ trì. Mặt bằng công trình được bố trí kiểu chữ "môn", do người làng mộc Kim Bồng xây dựng. Công trình chính có gác chuông ở hai đầu, mái chồng diềm, bờ nóc hình thuyền, lợp ngói âm dương, trên bờ nắp đắp nổi hình " lưỡng long tranh châu".
- Chùa Viên Giác: tọa lạc tại phường Cẩm Phô. Nguyên trước kia, ngôi chùa được dựng tại Xuyên Trung gọi là chùa Cẩm Lý, nằm sát bờ sông, khu đất này bị nước sông làm xoá lở, do đó dân làng đã dời chùa về vị trí hiện nay vào năm 1841 và đổi tên là Viên Giác Tự. Ban đầu là chùa làng, năm 1950 chùa được Giáo hội Phật giáo địa phương quản lý.


- Chùa Kim Bửu: thuộc bộ phận làng Kim Bồng (thôn 3, xã Cẩm Kim). Hiện chưa biết chính xác năm xây dựng chùa, đây là một ngôi chùa làng, gắn liền với sự hình thành và phát triển của làng mộc Kim Bồng, do đó có thể chùa được xây dựng vào thế kỷ XVII. Công trình chính gồm 3 gian 2 chái, bộ vì kèo kiểu "cột trốn kẽ chuyền", các cấu kiện gỗ được chạm trổ rất tinh tế bởi tài năng của người làng mộc Kim Bồng.
- Chùa Bà: (Quan Âm Phật Tự) nằm ở góc đường Nguyễn Huệ - Trần Phú. Chưa biết chính xác năm xây dựng, tuy nhiên theo tấm bia trùng tu năm Qúi Dậu (1753) có ghi: "...Quan Thánh đế miếu và Quan Âm Phật Tự bổn xã được xây dựng 100 năm trước...". Chùa có mặt bằng theo chữ " nhất ", tam quan nằm ở bên phải chùa. Kết cấu bộ vì kèo chính kiểu "chồng rường giả thủ", ngoài hiên sát mép ngói có cấu kiện gỗ " lồng đèn " chạm hoa sen, rồng, lân... Chùa có 7 bộ cửa gỗ kiểu "thượng song hạ bảng" phần bảng chạm nổi hình "tứ linh" (Long, Ly, Quy, Phụng), chim, thú... Hiện nay mặt bằng chùa được tận dụng để trưng bày một số hiện vật có liên quan đến lịch sử - văn hóa Hội An.
- Chùa Ông: (Quan Công Miếu) là miếu thờ Quan Vân Trường (Quan Công) một võ tướng nổi tiếng Trung nghĩa thời Tam Quốc (Trung Hoa), được tôn thờ là Quan Thánh Đế Quân. Cũng như chùa Bà, Quan Công Miếu được xây dựng vào thời gian trước năm 1653. Kiến trúc được trùng tu nhiều lần, bố cục mặt bằng theo chữ "Quốc", bộ vì kèo "chồng rường giả thủ", ở hành lang kết cấu vì "vỏ cua", các cấu kiện gỗ chạm trổ hoa sen, lá lật, mây cuộn... Mái lợp ngói ống tráng men.
- Chùa Cầu: còn gọi là "Cầu Nhật Bản", "Lai Viễn Kiều". Cầu được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XVII, bắt ngang qua một con lạch, nối liền hai khu dân cư. Các thương nhân Nhật Bản đã cấp kinh phí và vẽ thiết kế để thợ Việt Nam thi công. Cầu được làm theo kiểu "thượng gia, hạ kiều", bộ vì kèo kiểu "chồng dấu con sơn", hai gian đầu cầu được xây nhô ra rộng hơn mặt cầu, 2 gian này hợp với 7 gian giữa thành chữ "công", bộ vì kèo của hai gian đầu thuộc loại vì "vỏ cua". Mái lợp ngói âm dương, bờ nắp đắp nổi hình "lưỡng long tranh châu" cách điệu. Hai đầu cầu thờ 2 cặp tượng khỉ và chó bằng gỗ, trên vách gắn 4 tấm bia ghi lại những lần trùng tu.
Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía bắc, nhô ra ở giữa cầu, từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu. Bộ vì kèo của chùa theo kiểu "cột trốn kẻ suốt". Trên cửa gắn bức hoành chạm nổi 3 chữ Hán "Lai Viễn Kiều", được làm từ năm 1719. Trong chùa không thờ Phật mà thờ Bắc Đế Trấn Võ. Chùa Cầu đã được trùng tu nhiều lần nhưng vẫn giữ được những yếu tố gốc và dáng vẻ cổ kính.
- Hội quán: là loại hình kiến trúc mang tính cộng đồng của người Hoa, là nơi thờ các vị thần, tiền hiền và sinh hoạt đồng hương. Mặt bằng chung của các hội quán gồm: phía trước có một khoảng sân, hai bên có nhà phục vụ, "phương đình" là nơi tiến hành các nghi lễ, sau cùng là nơi bài trí các bàn thờ. Bộ khung gỗ của kiến trúc được chạm trổ công phu, cầu kỳ, sơn son thép vàng, mái lợp ngói âm dương. Các hội quán ở Hội An đã được tu sửa nhiều lần, nhưng bộ khung gỗ vẫn bảo lưu được những yếu tố gốc.
- Hội An có 5 bộ phận người Hoa, thường gọi là Ngũ Bang: Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông, Hải Nam, Gia Ứng.

- Phúc Kiến Hội Quán; còn gọi là chùa Phúc Kiến, nằm trên đường Trần Phú. Ban đầu là Kim Sơn Tự, năm 1757 Bang Phúc Kiến tu bổ và mở rộng thành Hội quán của Bang, thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Thiên Hậu Thánh Mẫu, hai bên thờ Thiên Lý Nhãn và Thuận Phong Nhĩ, ở chính điện trưng bày mô hình một chiếc thuyền của các thương nhân Trung Hoa dùng để đi biển trước đây. Hậu điện thờ Lục Tánh (6 vị thần bảo hộ của người Phúc Kiến), Thần tài, ba Bà Chúa Sanh thai và 12 Bà Mụ.
So với các hội quán khác ở Hội an, Phúc Kiến hội quán có không gian rộng và sâu nhất, bố cục mặt bằng kiểu "nội công ngoại quốc". Bộ vì kèo tiền điện của 'chồng ruờng giả thủ", nhiều bức chạm lộng, chạm nổi hoa lá, điểu thú rất sinh động.

- Triều Châu Hội quán: còn được gọi là chùa Ông Bổn, nằm trên đường Nguyễn Duy Hiệu, xây dựng vào năm 1845, đã được tu sửa nhiều lần. Mặt bằng kiến trúc kiểu "nội công ngoại quốc", bộ vì kèo "chồng rường giả thủ". Các cấu kiện gỗ được chạm trổ các đề tài Tứ Linh, Long Mã, điểu thú, hoa lá. Vị thần chính được thờ là thần Phục Ba - vị thần chinh phục sóng gió, về sau được đồng hóa với Phục Ba tướng quân, do đó thờ cả bài vị Mã Viện.
- Hải Nam Hội quán: còn được gọi là chùa Hải Nam, Quỳnh Phủ Hội quán, tọa lạc trên đường Trần Phú. Hội quán được xây dựng vào thế kỷ XIX. Bố cục mặt bằng kiến trúc kiểu chữ "quốc". Bộ vì kèo gồm ba rường thượng, trung, hạ, các thanh rường được liên kết với nhau bằng các "con kê"; là bộ phận chịu lực thay cho "cột trốn". Thần chủ của hội quán này là 108 người Hoa vùng Hải Nam bị chết oan ở vùng biển Thuận Quảng, sau được vua Tự đức ban sắc giải oan.
- Dương Thương Hội quán: còn được gọi là Trung Hoa Hội quán hoặc chùa Ngũ Bang, di tích nằm trên đường Trần Phú. Người Hoa thuộc 5 bang: Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông, Hải Nam và Gia Ứng đã cùng nhau xây dựng một hội quán chung vào khoảng đầu thế kỷ XVIII. Vị thần chủ được thờ là Thiên Hậu Thánh Mẫu.
+ Lăng, Miếu: thường có quy mô không lớn. Miếu nằm trong khu dân cư, còn lăng được xây dựng trên những cồn cát, gò đất ven sông hoặc bờ biển.
- Văn Thánh Miếu: có Văn Thánh Minh An và Văn Thánh Cẩm Phô, nơi thờ đức Khổng Tử và các nho đỗ đạt cao trong vùng.
- Miếu tổ nghề: có miếu tổ nghề gạch - gốm ở Nam Diêu (Nam Diêu Tổ miếu), miếu thờ tổ nghề khai thác yến sào ở Cù Lao Chàm.
- Miếu Ngũ Hành: còn gọi là Miếu Bà, thờ Ngũ Hành Tiên Nương.
- Miếu Âm Linh: thờ các chiến sĩ trận vong, oan hồn - uổng tử.
- Lăng Bà: thường thờ các vị thần Champa được Việt hóa như Lăng Bà Lồi (Cẩm Thanh), Lăng Bà Vàng hoặc Bà Dàng (Cẩm Hà).

- Lăng Ông: là nơi cư dân vùng cửa sông - ven biển lập nên để thờ cá Voi. Các ngư dân cho rằng cá voi là loài cá hay giúp đỡ họ khi bị nạn trên biển , do đó tôn làm cá Ông.
Nhìn chung các kiến trúc gỗ còn lại ở Hội An có niên đại vào khoảng thế kỷ XVII-XIX, một số di tích vẫn lưu giữ được những cấu kiện gỗ thuộc thế kỷ trước. Những kiến trúc này hầu hết được thực hiện bởi bàn tay của những người thợ mộc làng Kim Bồng.